Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em là một trong 4 nội dung của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Dự án 8) đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình tập trung chỉ đạo thực hiện, trong đó, thành lập Tổ truyền thông cộng đồng (TTCĐ) bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.
Năm 2022, để thực hiện các chỉ tiêu của Dự án 8 đề ra nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân cũng như xóa bỏ định kiến về giới, tập tục, thói quen có hại cho phụ nữ, trẻ em. Hội LHPN tỉnh Hòa Bình xây dựng kế hoạch và phối hợp Hội LHPN 4 huyện (Đà Bắc, Cao Phong, Yên Thủy và Lạc Sơn) thành lập 08 mô hình điểm Tổ TTCĐ. Tuy mới đi vào hoạt động, song, các tổ luôn cố gắng đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, lựa chọn hình thức phù hợp với từng nội dung, đối tượng người dân; qua đó, bước đầu thu được những kết quả tích cực. Từ mô hình điểm của tỉnh, Hội LHPN các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã thành lập các mô hình tổ TTCĐ theo chỉ tiêu đã được phân bổ, tính đến nay toàn tỉnhtoàn tỉnh đã thành lập được 405 tổ TTCĐ (vượt 18% chỉ tiêu đến năm 2025 - thành lập 343 tổ) có 3.853 thành viên tham gia,gồm Bí thư Chi bộ, trưởng thôn/xóm, công an viên, y tế thôn bản, chi hội trưởng phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, người có uy tín trong cộng đồng. Trong đó, đồng chí Bí thư chi bộ/trưởng thôn, xóm là tổ trưởng đóng vai trò nòng cốt. Đây là những người có trách nhiệm, có khả năng kết nối, phân công công việc cho các thành viên khác. Cac smoo hình đã được hỗ trợ trang thiết bị ban đầu là 01 chiếc loa kéo trị giá 3 triệu đồng để làm phương tiện truyền thông.
Hội LHPN tỉnh bàn giao trang thiết bị loa kéo cho mô hình tổ truyền thông cộng đồng
Các cấp Hội LHPN tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh, đa dạng hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới đến hội viên phụ nữ và người dân. Các hình thức tuyên truyền được thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp như lồng ghép trong sinh hoạt chi hội, phát tờ rơi, xây dựng phóng sự, tọa đàm, hội thi, hội thảo, tuyên truyền trên mạng xã hội như Website, Fanpage, Zalo, Facebook của Hội. Trong đó đặc biệt hình thức truyền thông thông qua “Phiên tòa giả định”, truyền thông tại phiên chợ vùng cao thu hút đông đảo người dân tham gia.Kết quả trong 3 năm, các cấp Hội đã tuyên truyền được trên 2.000 cuộc truyền thông;19 hội thảo/diễn đàn/giao lưu truyền thông và 200 lớp tập huấn, 76 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản; Biên soạn và phát thanh 03 nội dung về thúc đẩy xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em từ tỉnh đến cơ sở (mỗi phóng sự với thời lượng 15 phút và thực hiện với 3 thứ tiếng: Tiếng phổ thông, tiếng Thái và tiếng Mường).
Riêng trong năm 2023, Hội LHPN tỉnh, huyện đã tổ chức 3 Hội thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình; tìm kiếm sáng kiến sản phẩm truyền thông bình đẳng giới và hội thi tuyên truyền viên giỏi tổ truyền thông cộng đồng; tổ chức 8 lễ phát động hưởng ứng tháng hành động bình đẳng giới với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới năm 2023", với gần 3.000 người tham gia.
Đ/c Hoàng Thị Duyên – TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hòa Bình trao giải nhất Hội thi
Cùng với đó, Hội LHPN tỉnh đã tăng cường tập huấn hướng dẫn, củng cố năng lực triển khai tổ TTCĐ cho cấp huyện, các thành viên mô hình tổ TTCĐ; hướng dẫn truyền thông trên nền tảng số chia sẻ, lan tỏa hoạt động của các tổ truyền thông; giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho cấp huyện, xã triển khai tổ truyền thông đạt hiệu quả.
Chị Bùi Thị Dần – Chủ tịch hội LHPN huyện Yên Thủy cho biết, năm 2022, được Hội LHPN tỉnh Hoà Bình lựa chọn triển khai thực hiện điểm các mô hình can thiệp của DA8 và Mô hình điểm “Tổ truyền thông cộng đồng” được thành lập tại 2 thôn của 2 xã (Bảo Hiệu, Lạc Lương), mô hình luôn đươc cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đánh giá cao, được người dân đón nhận, ủng hộ. Trên cơ sở định hướng của Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương đa dạng hóa lồng ghép nội dung tuyên tuyền, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế, xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới, trao cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái được khẳng định vai trò trong gia đình và tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng và bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân.
Từ hiệu quả mô hình điểm của tỉnh, từ năm 2022 đến nay Hội LHPN huyện Yên Thủy đã thành lập 27 mô hình Tổ TTCĐ có 177 thành viên và hỗ trợ 27 loa kéo để truyền thông đảm bảo mỗi tháng có ít nhất 01 hoạt động truyền thông. Đến nay Tổ truyền thông cộng đồng tổ chức 78 cuộc tuyên truyền các chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống xâm hạiphụ nữ, trẻ em, các nhiệm vụ của địa phương,... có trên 2.500 người tham gia; Xây dựng các nội dung truyền thông và tổ chức truyền thông hàng tháng phù hợp với từng Chi hội về từng thời điểm, đối tượng, với nhiều hình thức như: Họp tổ truyền thông, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh xóm, truyền thông nhóm nhỏ, thăm hộ, truyền thông qua zalo, facebook, fanpage của Hội LHPN huyện và hội phụ nữ cơ sở.
Các học viên tham gia lớp tập huấn do Hội LHPN tỉnh tổ chức
Mô hình Tổ TTCĐ mới thành lập và còn nhiều khó khăn, tuy nhiên mô hình Tổ TTCĐ có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng xóm, các ban ngành đoàn thể trong xóm là những người có uy tín trong cộng đồng tham gia Ban điều hành, đây là một trong những yếu tố thuận lợi trong việc điều hành hoạt động tổ TTCĐ.
Các tổ TTCĐ đã và đang tích cực thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giúp cho người dân hiểu về các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, loại bỏ định kiến giới, hủ tục thói quen lạc hậu, chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Ngô Thu Thủy – Trưởng ban TGCSLP